9 lời khuyên giúp bạn sẵn sàng để đi thực tập
Bạn đã chọn cho mình công ty thực tập tin cậy và yêu thích chưa? Mục tiêu và kế hoạch thực tập của bạn là gì? Mau chóng tìm kiếm và xác định để tăng khả năng thành công cho mình.
Sẽ ít ai phản đối với ý kiến cho rằng thời gian thực tập là cách tốt nhất để tự chuẩn bị và làm tốt hồ sơ tìm việc cho bản thân sau ngày tốt nghiệp. Đồng thời mang đến cho bạn kỹ năng làm việc thực tế và kinh nghiệm mà nhân viên nào cũng cần đến.
Hiểu rõ mục tiêu thực tập
Điều đầu tiên khi nghĩ đến thực tập là tìm một nơi bạn mong muốn được nhận vào. Phải xác định cấp độ công ty và khả năng của bản thân. Bạn yêu thích làm việc gì? Nơi nào bạn nghĩ rằng kỹ năng và kiến thức trong công việc sẽ được chú trọng? Có thể bạn học chuyên ngành quản trị kinh doanh, nhưng sẽ có thay đổi gì từ một công việc dẫn đến một sự nghiệp? Bạn muốn quản lý ngành hàng bán lẻ hay tài chính? Còn marketing thì sao? Nó có hấp dẫn bạn? Bạn có khả năng phân tích giỏi không? Những câu hỏi dạng này cần bạn tự đặt ra và trả lời chúng trước khi bắt đầu quá trình thực tập.
Bạn nhắm đến công ty lớn với các chương trình thực tập đòi hỏi nhiều cạnh tranh hay các nơi nhỏ hơn và bạn sẽ được làm rất nhiều việc? Hiện nay, một số trường đại học hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp để gửi đến các bạn sinh viên tin tuyển dụng – thực tập thường xuyên nhất. Và bạn nên theo dõi thêm trên website hỗ trợ sinh viên thực tập như First-viec-lam.
9 lời khuyên khi đi thực tập
1. Tìm hiểu tài liệu trong ngành
Đọc những ấn phẩm xuất bản chuyên ngành. Tất cả các nguồn thông tin liên quan từ báo, tạp chí, tài liệu nước ngoài,… Ghi chú chủ đề, xu hướng, lối tư duy của người lãnh đạo, phản hồi từ khách hàng, đối tác, tầm nhìn của các công ty đứng đầu ngành.
2. Tự “google” tên mình
Để đảm bảo trước những kết quả hiện ra không làm cho công ty tương lai thấy lo lắng hay nghĩ tiêu cực về bạn. Nên biết là sẽ có nhiều trông đợi về hình ảnh và bình luận hoặc lời nói hay trên các tài khoản cá nhân của bạn. Bạn cần chắc chắn điều riêng tư đã được bảo mật và chỉ hiện lên những kết quả mà bạn muốn người khác xem.
3. Phát triển thương hiệu cá nhân
Liên kết với những gì bên trên, bạn hãy làm cho nguồn thông tin hiện tại của mình thêm thu hút và có giá trị. Đọc hiểu những bài phát biểu, lời nhận xét, bình luận của những người đứng đầu ngành. Tập trung vào những nội dung mà họ hăng hái và đầy nhiệt tình khi truyền đạt. Có thể tập viết blog, tham gia vào các diễn đàn và chú ý đến chủ đề liên quan trực tiếp đến chuyên ngành bạn thực tập. Tránh tình trạng cố gượng ép quá nhiều thông tin. Cuối cùng, chọn lựa việc bạn sẽ thể hiện tính cách của mình ra sao và ở mức độ nào trên mạng xã hội. Cách nghĩ và quan niệm của bạn cũng sẽ được công ty đánh giá phần nào đó.
4. Mở rộng vùng học hỏi
Có nghĩa là bạn không chỉ học mỗi công việc đang thực hiện. Khi có cơ hội được chỉ dẫn thêm những chương trình, lĩnh vực hoặc được tham gia vào kế hoạch khác thì đừng nên bỏ qua. Kinh nghiệm đa dạng là lợi thế mạnh cho bạn khi cạnh tranh tìm việc làm sau này. Do đó, chú tâm lắng nghe hướng dẫn, quan sát và cố gắng thực hiện việc sếp phân công.
5. Nhiệt tình giúp đỡ
Những cử chỉ, hành động nhỏ trong cách cư xử của bạn với cấp trên và đồng nghiệp có thể sẽ mang lại ấn tượng tốt. Dù không phải vì lợi ích đạt được, bạn vẫn nên rộng mở giúp đỡ khi việc nằm trong khả năng.
6. Kết “bạn”
Việc quen biết thêm nhiều đối tượng đôi khi cũng khiến bạn lo lắng không biết nên ứng xử thế nào để tránh mất thiện cảm. Chỉ có một mẹo nhỏ ở đây là đừng từ chối những lời đề nghị cùng ăn trưa hay uống nước trong lần đầu tiên. Vì sao? Họ sẽ ngại và phân vân vào những lần sau đấy!
7. Thái độ khiêm tốn
Sự nghiệp của bạn sẽ tiêu tan chính vì tính tự kiêu, kể cả khi bạn thuộc danh sách đứng đầu của một trường học nổi tiếng. Thay vì luôn nghĩ mình tài giỏi, gì cũng biết, không cần ai chỉ dẫn thì nên khiêm nhường lại và nỗ lực làm tốt công việc.
8. Tác phong chuyên nghiệp
Đảm bảo chất lượng – số lượng – thời hạn cho công việc được giao. Có thể không phải lúc nào bạn cũng hoàn thành tốt nhưng biết cố gắng và chăm chỉ thì dần dần cũng sẽ có tiến bộ.
9. Rút kinh nghiệm nhanh
Đôi lúc bạn gặp phải đối tượng chỉ dẫn theo kiểu khắt khe, la mắng lớn tiếng khi bạn phạm lỗi. Mỗi một lần như thế thì bạn cần gạt bỏ cảm xúc tiêu cực thường thấy mà tập trung ghi nhận lời góp ý, lập tức sửa sai và không để tái phạm. Chính điều này là động lực đẩy bạn ngày càng trưởng thành hơn trong xử lý các vấn đề của công việc lẫn cuộc sống.
Bạn đã chọn cho mình công ty thực tập tin cậy và yêu thích chưa? Mục tiêu và kế hoạch thực tập của bạn là gì? Mau chóng tìm kiếm và xác định để tăng khả năng thành công cho mình.
Leave a Reply