Lĩnh vực khách sạn: ngành nghề đang tạo cơn sốt trong giới trẻ

Nhân viên bộ phận này làm việc dưới sự chỉ đạo của giám độc tiền sảnh. Ở các khách sạn nhỏ, nhân viên tiếp tân có thể làm việc xa quầy, thực hiện những công việc hành chính có liên quan.

Mặc lên người bộ đồng phục thiết kế riêng, đi lại trong một khung cảnh sạch sẽ, trang trí đẹp mắt, mỗi ngày tiếp xúc với nhiều người, làm những việc không đòi hỏi phải vận dụng trí thức và vận động cơ bắp nhiều trong bầu không khi vui tươi, lịch thiệp, trang trọng. Đó là những gì bạn sẽ có khi làm việc trong lĩnh vực khách sạn. Ở khối ngành này, bạn sẽ nhận được mức thu nhập cao hơn bình quân mức lương của khối công chức nhà nước và có cơ hội tham gia vào việc tổ chức những sự kiện vui vẻ.
Khách sạn là một trong ít ngành bạn có thể khởi nghiệp với học vấn phổ thông, tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức trong quá trình làm việc và từng bước đi lên các bậc thang thăng tiến. Nếu những điều kiện như thế chưa đủ hấp dẫn thì chúng tôi sẽ cung cấp thêm một thông tin nóng hổi đó là, ngành khách sạn đang trở thành một ngành dịch vụ “mũi nhọn” trong cơ cấu kinh tế-xã hội của đất nước, cung cấp cho xã hội hàng chục ngàn đơn vị tuyển dụng và hàng chục nghề khác nhau.

1. Công việc của những người trẻ

Hiện nay, công việc thu hút đông đảo người lao động nhất trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn chính là: công việc tiền sảnh. Chúng tôi xin cung cấp một số thông tin giúp các bạn hiểu thêm về đặc điểm, tính chất và yêu cầu của công việc này. Công việc này bao gồm các vị trí:
· Nhân viên lễ tân
· Nhân viên đặt phòng
· Nhân viên bảo vệ
· Nhân viên giao tế
· Nhân viên trực tổng đài
· Nhân viên đại diện ở sân bay

2. Tính chất công việc

Đây là những vị trí quan trọng đối với cả khách hàng và khách sạn. Đối với khách hàng, họ là người gần như thay mặt khách sạn liên hệ với khách hàng trong suốt quá trình khách lưu lại và làm cho khách cảm thấy thoải mái, dễ chịu trong thời gian đó. Đối với khách sạn, việc làm của họ rất quan trọng bởi vì công việc kinh doanh của khách sạn dựa trên uy tín và tần số khách quen quay lại.
Gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp giúp đỡ khách hàng là nội dung quán xuyến công việc của những người trong bộ phận tiền sảnh: từ người khách du lịch ba lô ở các khách sạn nhỏ đến những doanh nghiệp hàng đầu và những nghệ sĩ nổi tiếng trong các khách sạn sang trọng. Tất cả phụ thuộc vào việc họ giúp đỡ khách tìm hiểu thông tin và có được những điều khách mong muốn trong thời gian nghỉ ngơi, du lịch như thế nào. Nhân viên bộ phận này làm việc dưới sự chỉ đạo của giám độc tiền sảnh. Ở các khách sạn nhỏ, nhân viên tiếp tân có thể làm việc xa quầy, thực hiện những công việc hành chính có liên quan.

3. Chức năng và nhiệm vụ

Chào và đón tiếp khách.
Giao phòng và chìa khóa phòng.
Liệt kê giá thuê phòng và sử dụng máy tính hoặc các file đặt phòng.
Trả lời các câu hỏi của khách và giải quyết những thắc mắc khiếu nại.
Thu tiền mặt, thu đổi ngoại tệ, hoặc thu nhận qua thẻ tín dụng.
Lưu giữ các chứng từ tài chính, nhất là khi làm việc với các kiểm toán viên.
Chuyển lời nhắn và phân loại thư từ giao dịch của khách và khách sạn.
Lập, kiểm tra các báo cáo và bảng đăng kí hằng ngày.

4. Kỹ năng

Thành thạo kỹ năng nghe, viết tiếng Anh
Khả năng giao tiếp tốt, biết cách diễn đạt vấn đề một cách rõ ràng, mạch lạc.
Có khả năng ứng phó tốt, giải quyết khéo léo các khiếu nại và than phiền của khách, tìm kiếm được những giải pháp tốt nhất cho các sự việc phát sinh.
Có khả năng chú ý đến các chi tiết khi đặt phòng và thanh toán tiền.
Khả năng tổ chức công việc.
Nắm được các kỹ năng tính toán.
Vi tính văn phòng.
Ghi nhớ các chi tiết.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *